bởi NguyenIT vào 2025-02-12 16:55:02 | Cập nhật bởi NguyenIT vào 2025-04-03 10:10:38
Chia sẻ: Facebook | Twitter | Whatsapp | Linkedin Lượt truy cập: 34
Khe cắm PCI Express là chuẩn khe cắm mở rộng phổ biến nhất hiện nay trên mainboard, được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2004 để thay thế khe cắm PCI với tốc độ nhanh hơn nhiều. Hiện nay, PCIe đã có 4 phiên bản được cập nhật, bao gồm:
Bảng tính năng chính của khe cắm PCI Express
Trên thực tế, các cổng PCI Express x32 đã được phát triển và có trong phần cứng máy tính, nhưng không được thương mại hóa. Một phần vì cổng x16 đã đáp ứng tốt, một phần vì giá thành cao nên được sử dụng trong các siêu máy tính, những cơ sở dữ liệu lớn.
PCIe dù đang dùng ở phiên bản 2.0, 3.0 hay 4.0 đều có chung các liên kết PCI Express vật lý, với các kích cỡ gồm có: x1, x4, x8, và x16. Những con số mô tả số làn trong khe cắm của PCIe càng lớn, tương đương với nhiều làn hơn giúp tốc độ kết nối dữ liệu nhanh hơn.
PCI viết tắt của Peripheral Component Interconnect, là chuẩn giao tiếp dữ liệu, kết nối các thiết bị ngoại vi như: card mạng, card âm thanh, màn hình... với mainboard. Khe cắm PCI được phát triển để thay thế khe cắm ISA cũ, thường có màu trắng với 120 chân nên rất dễ nhận biết.
Đây cũng là loại khe cắm phổ biến trong các khe cắm trên mainboard, dữ liệu được truyền theo phương pháp truyền song song, với các tốc độ và bus PCI khác nhau qua bảng sau:
Bảng tính năng chính của khe cắm PCI
Tuy nhiên, PCI cũng có nhược điểm khá lớn cần phải chia sẻ băng thông. Khi bạn cắm nhiều card mở rộng thì bằng thông tổng được chia đều cho các card mở rộng, nên PCIe ra đời để thay thế cho PCI, cùng tìm hiểu PCIe ngay dưới đây.
Khe cắm AGP viết tắt của Accelerated Graphics Port là khe cắm được thiết kế nhằm xử lý cho các card đồ họa, đa số các mainboard gaming, đồ họa thế hệ cũ thường được trang bị khe cắm mở rộng này.
Chuẩn AGP bạn sẽ thường thấy nằm gần chip cầu bắc của mainboard, cũng là một chuẩn dữ liệu truyền song song với tốc độ và dữ liệu băng thông như bảng sau:
Bảng tính năng chính của khe cắm AGP
ISA viết tắt là Industry Standard Architecture là khe cắm với tiêu chuẩn đầu tiên và hiện lâu đời nhất, cho tốc độ truyền gửi dữ liệu (tốc độ Bus) giữa các thiết bị ngoại vi với mainboard rất thấp. Chỉ được phát triển với 2 phiên bản dưới đây:
Bảng tính năng chính của khe cắm ISA
Khe cắm ISA được phát triển bởi IBM ban đầu là 8 bit, sau đó nâng cấp lên 16 bit, có mặt trên phần lớn các mainboard hỗ trợ CPU thế hệ cũ như Pentium 2 và Pentium 3 với tốc độ xử lý 933 MHz. Hiên ISA đã không còn được sử dụng trên các mainboard hiện nay.
AMR viết tắt của Audio Modem Riser, thường góp mặt trên các máy tính của Intel như Pentium III và IV, ngoài ra nó còn có trên AMD Athlon và AMD Duron PC. Nó được Intel phát triển và ra mắt năm 1998 cho phép các mainboard sử dụng một analog (I/O) kết nối cho các chức năng âm thanh và modem.
CNR viết tắt của Communication and Network Riser là khe cắm được Intel giới thiệu vào năm 2000, nhằm hỗ trợ kết nối các thiết bị ngoại vi card audio, modem, USB và cổng mạng LAN.